Rác thải nhựa trên thế giới đang hủy hoại trái đất như thế nào?

Rác thải nhựa trên thế giới đang hủy hoại trái đất như thế nào?

    Tình trạng rác thải nhựa trên thế giới hiện đang gây ra rất nhiều những tác động tiêu cực đến môi trường sống của chúng ta.

    1. Thực trạng của rác thải nhựa trên thế giới

    Rác thải nhựa là tổng hợp toàn bộ vật dụng làm bằng nhựa (mà chủ yếu là nhựa PE) được thải ra môi trường. Đặc tính của rác thải nhựa là chúng không thể phân hủy được trong nhiều môi trường và tồn tại trong thời gian rất dài. Cụ thể:

    • Chai nước: Phân hủy sau 450 – 1000 năm.

    • Ống hút: Phân hủy sau 100 – 500 năm.

    • Cốc, ly nhựa: Phân hủy sau 50 – 200 năm.

    • Túi nhựa, túi ni lông: Phân hủy sau 500 – 1000 năm.

    • Bỉm, tã lót: Phân hủy sau 250 – 500 năm.

    Mất bao lâu để các sản phẩm từ nhựa có thể bị phân hủy? (Nguồn ảnh: khoahoc.tv)

    Mất bao lâu để các sản phẩm từ nhựa có thể bị phân hủy? (Nguồn ảnh: khoahoc.tv)

    Lượng rác thải xả trực tiếp ra môi trường lại quá lớn

    Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm cả thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 13 triệu tấn bị đổ ra biển. Cụ thể hơn, mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. 

    Trong số rác thải nhựa được thải ra có tới 79% là bị chôn lấp hoặc vứt ra môi trường, 12% là bị đốt, chỉ có 9% trong số đó được tái chế.

    Có thể nói tình trạng gia tăng chóng mặt của rác thải nhựa đang ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp lên đời sống con người. Ô nhiễm môi trường kéo theo đó là biến đổi khí hậu và hàng loạt bệnh tật nguy hiểm làm cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa nặng nề. 

    Và thực tế cho thấy, nếu chúng ta không đồng lòng cùng nhau bắt tay vào thay đổi từ chính mình thì tương lai không xa nữa rất có thể con người sẽ khó mà tồn tại được tiếp trên hành tinh này.

    Trung Quốc hiện là quốc gia thải nhiều rác ra biển nhiều nhất với 8,8 triệu tấn mỗi năm. Tiếp theo là Indonesia, Philippines và Việt Nam đứng thứ tư với 1,8 triệu. (Nguồn ảnh: cloudfront)

    Trung Quốc hiện là quốc gia thải nhiều rác ra biển nhiều nhất với 8,8 triệu tấn mỗi năm. Tiếp theo là Indonesia, Philippines và Việt Nam đứng thứ tư với 1,8 triệu. (Nguồn ảnh: cloudfront)

    2. Tác hại của rác thải nhựa đến trái đất

    Để có thể hình dung rõ hơn về sự nguy hiểm của rác thải nhựa trên thế giới thì phải kể đến tác hại mà nó gây ra cho con người, cho trái đất, cụ thể như sau:

    • Đồ nhựa chứa nhiều chất độc hại với sức khỏe con người: Đa phần các loại ống hút, túi nilon, cốc nhựa dùng 1 lần… khi tiếp xúc với nhiệt độ cao đều có nguy cơ thôi nhiễm chất độc như cadimi, chì… gây nguy cơ ung thư cao.

    • Rác thải nhựa khi chôn lấp sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Khi con người sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm này sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh như ảnh hưởng đường tiêu hóa, ung thư…

    • Rác thải nhựa khi đốt sẽ sinh ra khí thải có chứa Dioxin và furan – là những chất cực độc với sức khỏe con người. Có thể khiến chúng ta bị giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là dẫn đến nguy cơ ung thư cao nếu tiếp xúc thường xuyên.

    • Rác thải nhựa khi đổ xuống biển sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 1,5 triệu sinh vật biển, phá hủy hệ cân bằng sinh thái của biển.

    Rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 1,5 triệu sinh vật biển. (Nguồn ảnh: moitruong.com)

    Rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 1,5 triệu sinh vật biển. (Nguồn ảnh: moitruong.com)

    Như vậy, rác thải nhựa không chỉ phá hủy môi trường sống, ảnh hưởng đến các sinh vật khác, mà hơn cả, nó đang ngày càng ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến sức khỏe của chính chúng ta.

    3. Biện pháp chống rác thải nhựa

    Hiện nay, nhiều quốc gia đã nhận ra tầm ảnh hưởng quan trọng của rác thải nhựa trên thế giới và bắt đầu có những hành động thiết thực. 

    • Châu Âu và Anh đã cấm sử dụng bông ngoáy tai, ống hút làm bằng nhựa và các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần như dao kéo và túi nilon….

    • Ấn Độ cam kết đến năm 2020 sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. 

    • Cùng với đó là nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia… đã tiến hành kêu gọi người dân nâng cao ý thức, đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích những dự án tái chế rác thải nhựa.

    (Nguồn: AnPhat)

    zalo
    hotline
    Chỉ đường